Kinh nghiệm thẩm mỹ Tâm_lý_học_nghệ_thuật

Nghệ thuật được xem là một lĩnh vực chủ quan, trong đó một người sáng tác và nhìn nhận một tác phẩm mỹ thuật theo một cách riêng biệt mà nó phản ánh kinh nghiệm, kiến thức, sở thích và cảm xúc của họ. Kinh nghiệm thẩm mỹ bao gồm mối quan hệ giữa người xem và đối tượng mỹ thuật. Trong lĩnh vực mỹ thuật, có một loại cảm xúc gắn liền với sự tập trung của mỹ thuật. Một họa sĩ phải hoàn toàn hợp chỉnh với đối tượng mỹ thuật để đạt được sức sáng tạo của nó. Nếu các tác phẩm mỹ thuật phát triển trong quá trình sáng tạo thì các họa sĩ cũng vậy. Cả sự phát triển và thay đổi đều cần định nghĩa mới. Nếu một họa sĩ quá phụ thuộc vào cảm xúc hoặc thiếu sự tương thích cảm xúc với một tác phẩm mỹ thuật thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tác phẩm hoàn thành. Theo Bosanquet (1892), "hành vi thẩm mỹ" là quan trọng trong đánh giá mỹ thuật vì nó cho phép một người xem xét một đối tượng bằng các sở thích có sẵn để nhìn ra những gì chúng gọi ý. Tuy nhiên mỹ thuật không thể khơi gợi lên bất kì kinh nghiệm mỹ thuật nào trừ khi người xem sẵn sàng và cởi mở với nó. Không cần biết một đối tượng hấp dẫn như thế nào, sự tồn tại của một kinh nghiệm như vậy phụ thuộc vào sự cho phép của khán giả.

Trong con mắt của nhà tâm lý học người Gestalt, Rudolf Arnheim, kinh nghiệm thẩm mỹ của nghệ thuật nhấn mạng mối quan hệ giữa toàn bộ đối tượng và các phần riêng biệt của nó. Ông nổi tiếng với việc tập trung vào kinh nghiệm và giải thích các tác phẩm nghệ thuật và cách chúng cung cấp cái nhìn sâu sắc vào cuộc sống con người. Ông ít tập trung vào bối cảnh văn hóa và bối cảnh xã hội của kinh nghiệm sáng tạo và đánh giá tác phẩm nghệ thuật. Trong mắt ông, toàn bộ vật thể ít được xem là bị kiểm soát và đánh giá hơn việc xem xét các khía cạnh thực tế cụ thể của nó. Tác phẩm nghệ thuật phản ánh "kinh nghiệm sống" của một người. Arnheim tin rằng tất cả quá trình tâm lý đều có các phẩm chất nhận thức, tình cảm và động lực, cái mà phản ánh trong các tác phẩm của mỗi nghệ sĩ.